Trang chủ Tri thức spa Bạn có biết: Thủ tục pháp lý trong kinh doanh spa?

Bạn có biết: Thủ tục pháp lý trong kinh doanh spa?

Bạn lần đầu kinh doanh spa, chưa có kinh nghiệm. Bạn đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý? Cùng Học viện kinh doanh spa SBA tìm hiểu các bước và những lưu ý về thủ tục pháp lý trong kinh doanh spa giúp bạn thuận lợi trong kinh doanh nhé!

Day 5

1. Cơ sở pháp lý

Để quá trình kinh doanh spa diễn ra được thuận lợi và theo đúng quy định pháp luật, định hướng phát triển lâu dài của chủ spa. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong các vấn đề liên quan đến các thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh spa là điều vô cùng cần thiết.

Vậy đâu là cơ sở pháp lý để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh spa? 

Hiện, chúng ta có thể dựa vào 4 cơ sở pháp lý. Đây là các cơ sở thông qua các quyết định, thông qua luật, thông qua các thông tư. 

  • Quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;  
  • Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

2. Kinh doanh spa được làm các dịch vụ gì?

setup-spa-depTheo Quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Có 02 mã ngành liên quan đến spa bao gồm:

  • Số: 96100 Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)
  • Số 963: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu 9631 – 96310: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Nhóm này gồm: Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc. Và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ. Cắt, tỉa và cạo râu; Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…

Trong kinh doanh spa, các chủ spa sẽ căn cứ vào 02 mã ngành trên để đăng ký giấy phép kinh doanh. Thí dụ, bạn dự định kinh doanh spa dưỡng sinh thì mã ngành bạn cần chọn là mã ngành số 963.  

3. Kinh doanh spa có điều kiện và không điều kiện

3.1. Kinh doanh spa không điều kiện

Nếu bạn là chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp của 2 mã ngành 96100 và 963 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì ngành nghề chăm sóc sắc đẹp “KHÔNG” bao gồm hoạt động xoa bóp (massage), phòng khám da liễu (clinic), phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện thẩm mỹ thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường và được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Chủ thể kinh doanh cần tiến hành đăng ký kinh doanh bằng 1 trong 2 phương thức sau: 

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh spa hộ cá thể 
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh spa cho doanh nghiệp 

Lời khuyên của SBA dành cho bạn là hãy đăng ký một trong hai loại hình trên, bởi nó không chỉ giúp bạn tuân thủ đúng quy định pháp luật. Mà còn rất hữu ích, thuận lợi cho việc marketing, hay đăng ký Zalo OA trong tương lai.

thiet-ke-spa-mini

3.2. Kinh doanh spa có điều kiện

Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp “” bao gồm hoạt động xoa bóp (massage), phòng khám da liễu (clinic), phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ. Thì chủ thể kinh doanh cũng tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh bằng 1 trong 2 phương thức sau: 

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh spa hộ cá thể 
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh spa cho doanh nghiệp  

Ngoài ra, chủ thể kinh doanh spa cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự tại Điều 7 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP;  
  • Thứ hai, Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Thứ ba, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đây là những thông tin cơ bản nhất về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa. Mức độ phức tạp phụ thuộc vào loại hình dịch vụ bạn đăng ký là “” hay “KHÔNG” điều kiện. 

4. Các phòng ban liên quan đến thủ tục pháp lý trong kinh doanh spa 

Chắc hẳn, nhiều bạn chủ spa đang băn khoăn và thắc mắc với hàng loạt câu hỏi như: Ai sẽ là người quản lý chúng ta? Ai cấp cho chúng ta? Cấp xong thì ai là người quản lý? Dưới đây, SBA sẽ bật mí cho bạn một số cơ quan ban ngành bạn cần nắm được khi lựa chọn kinh doanh spa:

cách-phòng-ban-liên-quan-đến-thủ-tục-pháp-lý-kinh-doanh-spa

4.1. Sở kế hoạch đầu tư – Phòng kế hoạch thành phố tỉnh:

Bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh tại đây. Ví dụ: Bạn ở Hải Phòng, bạn cần qua phòng kế hoạch thành phố Hải Phòng để được cấp. Còn bạn ở Hà Nội, bạn cần đến Sở kế hoạch đầu tư Phòng kế hoạch thành phố Hà Nội. 

4.2. Sở Y Tế tỉnh, thành phố – Phòng y tế: 

Sở Y Tế là nơi trực tiếp cấp phép các chứng chỉ. Còn Phòng Y Tế có trách nhiệm kiểm tra, phạt theo quy định pháp luật nếu spa có sai sót.

Dưới đây là một số chứng chỉ các chủ spa có thể tham khảo trong lĩnh vực spa, thẩm mỹ: 

  • Chứng chỉ hành nghề
  • Chứng nhận an toàn y tế: “Phòng chống lây nhiễm các bệnh qua đường máu và dịch sinh học”
  • Chứng chỉ thẩm mỹ và ứng dụng công nghệ laser, tế bào gốc trong chuyên ngành da liễu
  • Chứng chỉ căng chỉ trong thẩm mỹ da
  • Chứng chỉ tiêm botox – filler – chất làm đầy
  • Các chứng chỉ chuyên ngành riêng theo dịch vụ đặc thù

4

4.3. Cơ quan thuế

Bao gồm Tổng cục, cục, chi cục từ huyện đến trung ương. Khi bạn đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đăng ký kinh doanh thành lập công ty đồng nghĩa với việc bạn phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước theo quy định pháp luật.

4.4. Cơ quan công an – Cơ quan công an PCCC

Cơ quan công an: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

Cơ quan công an PCCC: Thẩm duyệt và nghiệm thu. Nếu, bạn thuê các mặt bằng trong chung cư, các tòa nhà building thì các chủ nhà đã làm hết các giấy tờ này cho chúng ta, vì thế bạn không cần xin lại và kinh doanh cũng sẽ yên tâm hơn khi thuê. 

6

4.5. Phòng Môi Trường

Phòng Môi Trường là nơi quản lý và xử lý rác thải y tế. Có lẽ, các bạn đang thắc mắc: Kinh doanh spa thì có liên quan gì đến rác thải y tế? Với những spa tiêm filler botox, phun xăm thẩm mỹ, lăn phi kim… thì đây là những hình thức liên quan đến rác thải y tế. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo quy định theo Phòng Môi Trường về quản lý và xử lý rác thải y tế.

4.6. Phòng Văn Hóa 

Phòng văn hóa chịu trách nhiệm quản lý các nội dung liên quan đến quảng cáo, truyền thông. Nếu bạn có ý định sử dụng hình thức quảng cáo như treo phướn trên cột điện, trên cây xanh, quảng cáo trên website … bạn nên xin phép phòng văn hóa để tránh những trường hợp không đáng có.

Tóm lại, trong kinh doanh spa tùy thuộc vào loại hình dịch vụ spa bạn đăng ký chúng ta sẽ cần phải có thêm các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của pháp luật. Số lượng các giấy tờ trên phụ thuộc vào loại hình dịch vụ và quy mô bạn đầu tư. Việc tôn trọng luật pháp sẽ là tiền đề để phát triển và kinh doanh spa bền vững.

Do mỗi cơ sở sẽ có những loại hình dịch vụ khác nhau nên trong bài này, SBA sẽ không lấy một ví dụ chi tiết để làm mẫu. Do đó để được tư vấn thủ tục pháp lý đầy đủ và phù hợp với quy mô, loại hình kinh doanh spa của mình, bạn hãy liên hệ với chúng qua đường link dưới đây để được cập nhật thông tin chi tiết và đầy đủ nhất. sba.edu.vn/thutucphaplyspa

——————————-

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ: 

Địa chỉ: 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0869 363 383

Fanpage : facebook.com/hocvienkinhdoanhspasba

sba.edu.vn

5/5 (1 Review)
Ý kiến bình luận