Để có thể nhận được giá trị tương ứng thì chủ spa cần xây dựng và trải qua từng “bậc thang” trên thang giá trị dịch vụ trong spa. Mỗi giá trị mà thang giá trị mang lại luôn đi kèm theo là một mức giá cụ thể nhất định.
Giá trị ở đây không hẳn lúc nào cũng là những thứ lớn lao. Bạn có thể hiểu giá trị tức là có thể giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí dịch vụ. Đổi lại họ sẽ trả cho bạn nhiều tiền hơn.
Thang giá trị dịch vụ trong spa được xây dựng dựa trên sự tăng trưởng giữa giá trị và giá tiền dịch vụ, gồm các nấc thang sau:
Bước 1: Dịch vụ đầu phễu
Nấc thang đầu tiên trong thang giá trị dịch vụ trong spa được thiết kế để mang lại lượng khách hàng tiềm năng lớn. Mặc dù giai đoạn này của thang không tạo ra được lợi nhuận cho spa ngay nhưng nó rất có giá trị, là tiền đề cho những nấc thang sau.
Dịch vụ đầu phễu là dịch vụ giải quyết vấn đề nhỏ và có giá trị nhỏ. Đây là giải pháp nhanh, ngắn gọn, giúp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó cho khách hàng tiềm năng của bạn. Mục đích của nấc thang này là thu thập thông tin khách hàng tiềm năng cho spa. Vì vậy dịch vụ này thường miễn phí hoặc có giá trị rất nhỏ, để có thể thu hút khách hàng trải nghiệm.
Ví dụ: Soi da và tư vấn miễn phí cùng bác sĩ
Bước 2: Dịch vụ chủ lực
Khi khách hàng chuyển sang nấc thang này, spa cần tiếp tục tăng cường tạo dựng niềm tin với họ. Kết quả là tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thành người sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ chủ lực để giải quyết vấn đề chính của khách hàng, là dịch vụ mà bạn muốn khách hàng chi tiền nhất và cũng là dịch vụ chủ lực của spa. Dịch vụ chủ lực giúp tạo ra lợi nhuận cho spa và xây dựng niềm tin của khách hàng. Đồng thời, spa sẽ thu hồi được chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing.
Ví dụ: Trị mụn chuyên sâu
Bước 3: Dịch vụ cuối phễu
Tại thời điểm này, spa đã chuyển từ giai đoạn xây dựng lòng tin sang giai đoạn tối đa hóa lợi nhuận. Có thể mất một thời gian (vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn) để khách hàng chuyển từ nấc thang đầu tiên đến nấc thang này, nhưng đây là điểm mà spa sẽ kiếm được lợi nhuận cao nhất.
Đây là dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề lớn của khách hàng và có giá trị lớn. Mục đích của nấc thang này tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận chính cho spa.
Ví dụ: Gói phục hồi da, trị thâm sau mụn, tiêm meso,…
Bước 4: Dịch vụ trả tiền định kỳ
Đây là nấc cuối cùng trong thang giá trị dịch vụ trong spa mà bạn không nên bỏ qua. Bằng cách tạo ra các dịch vụ trả tiền định kỳ, khách hàng vừa được thường xuyên trải nghiệm dịch vụ, tăng sự gắn kết giữa spa và khách hàng, spa vừa có doanh thu đều đặn. Dịch vụ này tạo ra lợi nhuận trung bình, đều đặn theo thời gian nhất định. Mục đích chính của nấc thang này nhằm tăng doanh thu định kỳ và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Ví dụ: Liệu trình trị mụn, triệt lông,…
Mỗi spa sẽ có những đặc điểm riêng về các dịch vụ cung cấp. Để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả, hãy thiết lập một thang giá trị dịch vụ trong spa phù hợp cho riêng bạn dựa theo những nấc thang trên. Có thể là một thang 3 giai đoạn, 4 giai đoạn hoặc cũng có thể là 5 giai đoạn. Nhiều giai đoạn cũng không sao cả, miễn là bạn căn cứ vào điều kiện thực tế và đưa ra được thang giá trị dịch vụ trong spa phù hợp cho mình.
_________________________________
Trên đây là những chia sẻ của SBA về xây dựng thang giá trị dịch vụ trong spa chỉ với 4 bước. Kinh doanh spa không khó nếu như bạn biết cách để kinh doanh thông minh. Những chia sẻ từ SBA sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong công cuộc kinh doanh spa của mình.
Chúc các bạn thành công!
__________________________
Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0869 363 383
- Fanpage: facebook.com/hocvienkinhdoanhspasba
- Trang web: sba.edu.vn